Bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe mỗi con người. Dưới đây là những chia sẻ hữu ích về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh, mời các bạn cùng tham khảo.
Loại bệnh nguy hiểm và phổ biến
Theo thống kê của Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế con người.
Là bệnh rất phổ biến trên diện rộng, nguy cơ bị đột quỵ cao trong cộng đồng là 20% tức là trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt quá trình. Trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, 1/3 những người khác bị tàn phế nặng và 1/3 có thể bị tử vong ngay lập tức; các lần đột quỵ tái phát sau sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.
Nguyên nhân bệnh đột quỵ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ, nhưng phổ biến nhất là tình trạng máu nhiễm mỡ cao kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ ở động mạch. Đây có thể là hậu quả của những thói quen xấu như sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, ít vận động… Các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm cho mạch hẹp dần khiên máu khó lưu thông, sẽ dễ đóng thành cục máu đông gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc động mạch ở những nơi khác. Bên cạnh đó, các bệnh lý về tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, căng thẳng trong công việc… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ.
Hậu quả và di chứng sau đột quỵ
Đột quỵ làm tổn thương nhu mô não, tùy thuộc vào vị trí nhu mô não tổn thương mà bệnh nhân sẽ phải chịu những hậu quả hay di chứng tương ứng sau đây:
-Về chức năng vận động, cảm giác, bệnh nhân sẽ chịu các di chứng: Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể). Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể. Khó nuốt hoặc nuốt sặc. Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế).\
>> Xem thêm:
-Về năng lực tiếp nhận và diễn đạt, bệnh nhân có thể có một vài trong số các hậu quả như: Sao nhãng một bên cơ thể (bỏ qua hoặc quên nửa bên thân thể bị ảnh hưởng – điều này thường xảy ra khi vùng tổn thương ở bên phải của não). Loạn vận ngôn (nói năng khó khăn hoặc nói líu nhíu) hay rối loạn ngôn ngữ (khó nói ra được từ hoặc khó hiểu được những điều đang nói).
-Về tâm trạng cảm xúc, khả năng suy nghĩ nhận thức và cả hành vi như: Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng. Thay đổi về nhận thức (các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này). Thay đổi hành vi (thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không thích hợp).
Bệnh đột quỵ và cách phòng tránh bệnh đột quỵ
Để ngăn chặn không cho bệnh đột quỵ xảy ra, mỗi người chúng ta cần phải hiểu về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh:
– Có biện pháp ngăn chặn bênh nhân hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh tắc mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ sớm dù chỉ ở tuổi trung niên.
– Phòng và chữa bệnh tăng huyết áp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg, tránh những cảm xúc bất lợi như: buồn bã, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày. Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não).
– Cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại. Giảm cân nặng, chống béo phì bằng tiết chế khẩu phần ăn hằng ngày.
– Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). Cần giảm cholesterol trong máu, cố gắng duy trì cholesterol dưới 200mg/100ml. Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não).
– Khuyến khích người nhiễm bệnh tăng cường hoạt động thể lực như: tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp.
Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh. Mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình được tốt hơn nhé.