Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Quá trình mang thai dài 9 tháng 10 ngày cùng với bao khó khăn và vất vả mà người phụ nữ phải chịu đựng. Trong giai đoạn này người phụ nữ cũng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác nhau như tiền sản giật, sản giật, phù chân, tiểu đường thai kỳ… Cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không và cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là chỉ tình trạng khá thường gặp, do các chị em luôn cố ăn rất nhiều thực phẩm khác nhau để thai nhi phát triển. Tuy nhiên tụy lại không làm việc đủ để sản xuất insulin, chính vì vậy khiến đường máu tăng cao gây tiểu đường thai kỳ.

Khi bị mắc tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn đầu bạn có thể không có triệu chứng gì đặc biệt, cơ thể vẫn cảm thấy khỏe khoắn.

Chỉ khi đường máu tăng cao mới có thể xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, thèm ăn, ăn nhiều mau đói, các vết trầy xước khó lành và dễ bị viêm nhiễm. Có những người không có triệu chứng gì mà chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm.

Các nguy cơ thai phụ có thể gặp khi bị tiểu đường thai kỳ:

Tiểu đường thai kỳ gây nhiều nguy cơ cho cơ thể

  • Thai phụ tăng nguy cơ nhiễm trùng, nếu chẳng may bị các vết thương, trầy xước thì rất khó liền, rất khó điều trị triệt để.
  • Thai phụ tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, sản giật. Để kiểm soát tình trạng này cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, xét nghiệm nước tiểu định kỳ và theo dõi xem có bị phù chân hay không.
  • Thai phụ tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Đây là một biến chứng rất nặng nề, có thể nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của thai phụ.
  • Thai phụ có khả năng phải mổ, phẫu thuật sinh con do cân nặng của thai nhi lớn, khó có thể đẻ theo đường sinh thường.

Các nguy cơ thai nhi có thể gặp phải:

  • Có thể bị động thai, sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ không rõ nguyên nhân. Không ít bà mẹ phát hiện con không đạp, đi siêu âm kiểm tra đã thấy mất tim thai.
  • Thai nhi có thể bị chậm phát triển, có thể phát triển bất thường, phát sinh nhiều dị tật bẩm sinh.
  • Dễ bị sang chấn trong quá trình sinh do thai to, có thể gây gãy xương đòn, suy hô hấp, trật khớp do quá trình sinh khó khăn.
  • Thai nhi khi sinh ra có nguy cơ mắc một số chứng bệnh như suy hô hấp, thiếu canxi, hội chứng tăng hồng cầu, vàng da vàng mắt do tăng bilirubin máu.

>> Xem thêm: thuốc điều trị suy thận

2. Làm thế nào để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ?

phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Như vậy tiểu đường thai kỳ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi, vì vậy cần thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh:

Chế độ ăn lành mạnh

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy nên ăn đa dạng thực phẩm, không nên tập trung quá nhiều vào 1-2 sản phẩm dinh dưỡng. Các thực phẩm khiến đường máu tăng nhanh nhất là đường hóa học(trong bánh kẹo nước ngọt), các loại mật ong, nước ép trái cây đóng hộp, tinh bột.

Chính vì vậy cần loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung đủ chất xơ, vitamin cho cơ thể. Các chất xơ sẽ giúp đường chậm hấp thu, làm đường máu tăng từ từ và cơ thể có thể kiểm soát được.

Tập thể dục vừa sức

Phụ nữ mang thai không nên kiêng khem quá nhiều, việc vận động phù hợp, vừa sức không chỉ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Chính vì vậy lựa chọn các bộ môn thể dục phù hợp như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh để cơ thể khỏe khoắn.

Kiểm soát cân nặng

Quá trình mang thai phụ nữ tăng từ 8-12kg là phù hợp. Khi bạn tăng cân quá nhiều đi kèm với nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác. Chính vì vậy cần theo dõi cân nặng và điều chỉnh kịp thời.

Đi khám định kỳ

Nhằm phát hiện sớm và phòng biến chứng đái tháo đường thai kỳ, tốt nhất phụ nữ mang thai cần theo dõi đường máu định kỳ. Tốt nhất là khoảng tuần 20-24 thai kỳ đi làm nghiệm pháp tăng đường máu để chẩn đoán bệnh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không giúp bạn. Hy vọng các bạn có thể kiểm soát được chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về một số bệnh thường gặp tại website https://suckhoenhansinh.net

 

>> Có thể bạn quan tâm

Mách bạn mẹo chống ngáy ngủ đơn giản, nhanh nhất

Giải đáp thắc mắc – Ngũ cốc lợi sữa nào tốt nhất hiện nay?

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *