Phương pháp chống thấm vườn trên mái hiệu quả nhất hiện nay!

Tại các vùng đô thị lớn diện tích đất rất nhỏ hẹp khiến không gian xung quanh trở nên ngột ngạt, khó chịu. Vì thế, khu vực sân thượng thường là nơi chúng ta thư giãn, hít thở bầu không khí trong lành. Đặc biệt, hiện nay xu hướng làm vườn trên mái đang được nhiều người quan tâm và dần trở nên phổ biến hiện nay. Bởi nó không những sử dụng diện tích đất hạn hẹp hợp lý nhất mà còn là nơi để thư giãn, giải trí tốt.. Không những thế khí hậu hiện nay nóng lên từng ngày khiến dự án vườn trên mái càng phát huy những hiệu quả của nó. Nếu như bạn là một trong những người yêu thích công trình này nhưng không cách chống thấm như thế nào? Đừng lo, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây để biết thêm nhiều kiến thức về chống thấm vườn trên mái ngay nhé!

1. Những lợi ích của công trình vườn trên mái.

 

chống thấm vườn trên mái hình 1

Thứ nhất, khi xây dựng công trình vườn trên mái sẽ làm giảm lưu lượng nước mưa. Do vườn trên mái có khả năng thấm nước mưa tới 75% giúp giảm áp lực cho hệ thống thoát nước mưa.

Bên cạnh đó, công trình này còn có khả năng làm mát nhà. Đây là một biện pháp giảm nắng nóng rất hiệu quả cho những ngôi nhà cao tầng phải chịu cái nắng chói chang từ mùa hè. Cây xanh sẽ làm giảm quá trình hấp thụ nhiệt xuống các tầng dưới.

Ngoài ra, công trình vườn trên mái còn giúp lọc không khí: Đúng như mọi người thường nói trồng cây xanh góp phần làm sạch bầu không khí ô nhiễm do khói bụi đô thị cũng như giảm lượng lớnkhông khí độc hại trong sinh hoạt hằng ngày.

Không những thế, khi chúng ta thiết kế vườn trên mái còn giúp chúng ta làm giảm tiếng ồn: Bạn có biết rằng hoạt động của thảm xanh trên mái giống như một hàng rào giúp ngăn cản tiếng ồn bên ngoài lên tới 8 decibel đối với mái nhà thông thường.

Cuối cùng phải nói tới lợi ích đặc biệt của công trình vườn trên mái là làm giảm chi phí điện năng: mái nhà xanh giống như một tấm chắn cách nhiệt giúp chúng ta hấp thụ ánh nắng và giữ cho bên trong ngôi nhà luôn trong trạng thái mát mẻ giúp chúng ta tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện cho điều hoà và các thiết bị điện khác một cách đáng kể.

>> Xem thêm: 

2. Một số phương pháp chống thấm vườn trên mái hiệu quả.

2.1 Chống thấm vườn trên mái bằng sika.

chống thấm vườn trên mái hình 2

Bước 1: Vệ sinh khu vực cần thi công chống thấm.

Trước khi chống thấm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt của sân thượng, sàn mái, ban công bằng những dụng cụ chuyên dụng một cách sạch sẽ nhất khỏi bụi bẩn hay các vết dầu mỡ. 

Bước 2:

Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông sao cho lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Bạn có thể sử dụng vữa Sikatop Seal 107 hoặc Sika Latex để quét. Tùy vào từng loại sika mà chúng ta có cách thức pha khác nhau: Đối với vữa Sikatop Seal 107 thì chúng ta cần tiến hành pha trộn. Còn đối với vữa Sika Latex thì chúng ta trộn theo tỷ lệ: 1 lít Sika Latex + 1 lít nước sạch + 4Kg xi măng. Sau đó tiến hành trộn đều với nhau rồi quét 2 lớp lên bề mặt bê tông ( mỗi lớp cách nhau từ 1-2 giờ).

Bước 3

Sau khi đợi từ 3 –4 tiếng đến khi lớp vữa chống thấm khô, chúng ta sẽ tiến hành phun dung dịch Water Seal lên toàn bộ sàn bê tông và chân tường gạch của sân thượng. 

Chú ý chúng ta nên phun 2 lớp và mỗi lớp cách nhau từ 3 – 4 phút. Không những thế khi phun phải thật đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Và phun chân tường cao lên khoảng từ 15 – 20 cm.

Bước 4

Kiểm tra rồi tiến hành nghiệm thu.

2.2 Chống thấm bằng màng khò nóng.

chống thấm vườn trên mái hình 3

Bước 1: Quét lớp tạo dính

  • Chúng ta sẽ dùng lu sơn để quét lớp tạo dính trên bề mặt sao cho lớp dính được dàn mỏng, đều và đảm bảo bao phủ kín toàn bộ bể mặt bê tông.
  • Lưu ý: Chúng ta chỉ nên quét lớp tạo dính đối với công trình thi công chống thấm trong ngày. Chờ cho tới khi lớp tạo dính khô mà chúng ta sờ tay lên bề mặt không còn dính nữa thì mới tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Tiến hành dán màng chống thấmTrước khi tiến hành dán phải đảm bảo bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.

  • Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng Gas
  • Chúng ta cần phải lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò bên dưới màng để đốt nóng phần diện tích bề mặt cần thi công và dán phần màng đã khò vào khu vực này. Công đoạn này yêu cầu bạn phải thao tác nhanh để đạt hiệu quả cao và nguồn nhiệt cần phân bổ đồng đều.
  • Sau đó chúng ta sẽ sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để ép phần màng ở khu vực đã khò. Việc đó giúp chúng ta tạo nên một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Lưu ý:

  • Tại vị trí chồng mép: Sử dụng đèn đốt nóng chảy mép màng sau đó dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
  • Các vị trí yếu phải gia cố: Chúng ta phải chú ý những vị trí cần chú trọng gia cố như: góc tường, khe co giãn, cổ ống. Thao tác này giúp tấm màng kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ của nó. 
  • Nếu bạn thấy xuất hiện bong bóng khí làm phồng rộp màng sau khi thi công thì bạn cần đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí rồi thực hiện dán đè tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.

Khi đã thi công hệ thống màng chống thấm bạn phải lập tức làm lớp bảo vệ để tránh làm rách, làm hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ hay các thiết bị.

Trên đây là những kiến thức về chống thấm vườn trên mái. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp công trình nhà bạn được hoàn thiện hơn.

>> Gợi ý cho bạn: Sơn chống thấm JYMEC cao cấp – Lựa chọn hoàn hảo cho công trình nhà bạn
 

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *