Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức lễ đầy tháng cho bé

Sau một tháng khi con yêu chào đời, các bậc cha mẹ sẽ tổ chức lễ đầy tháng cho con để chào đón sự ra đời và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Lễ cúng đầy tháng là một trong những nghi thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với đứa trẻ nói riêng mà cả dân tộc Việt Nam nói chung. Bài viết sau xin chia sẻ kinh nghiệm tổ chức lễ đầy tháng cho bé.  

Mốc tính ngày đầy tháng cho bé

Dựa trên những kinh nghiệm của cha ông thì phương pháp tính truyền thống là không căn cứ vào lịch dương mà xác định bằng lịch âm và có sự khác biệt về giới tính của trẻ. Ông bà ta đã đúc kết cách tính đầy tháng bằng một câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng chuẩn xác “gái lùi hai, trai lùi một”. Căn cứ vào đó cha mẹ có thể tính ngày đầy tháng cho con một cách dễ dàng phải không nào.

Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho bé

Theo tín ngưỡng dân gian thì mỗi đứa trẻ từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi chào đời sẽ được sự chăm sóc, che chở của Bà Chúa, 12 Bà Mụ và Đức Ông. Vì vậy, một mâm cơm cúng đầy tháng đơn giản phải luôn có 12 chén dành cho 12 Bà Mụ và 1 chén dành cho Bà Chúa tương ứng với mỗi lễ vật: 12 chè chén nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 1 đĩa xôi lớn, 1 chén chè lớn và 1 chén cháo lớn.

Mặt khác, trong mâm cúng đầy tháng không thể thiếu được các lễ vật dành cho Đức Ông. Các lễ vật này gồm: hương, hoa, trầu, nước, rượu, đèn cầy, muối, gạo và các trái cây… Trong bất kỳ lễ cúng đầy tháng nào không được thiếu chén, đũa, muỗng, đặc biệt phải có một đôi đũa hoa là đồ dùng mà Bà Chúa yêu thích nhất.

Cách sắp bàn mâm cúng đầy tháng cho bé

Sau khi cha mẹ đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và chọn được ngày cúng phù hợp cho con  thì phải biết cách sắp bàn cúng đầy tháng đúng cách. Theo kinh nghiệm dân gian thì mâm cúng đầy tháng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình tây quả”.

Nguyên tắc này được hiểu một cách nôm na là đặt bình bông ở phía đông và phía tây dùng để bày biện lễ vật. Thông thường sẽ bày trên hai bàn đặt theo thứ tự trên dưới, cách nhau 10 phân.

Nghi lễ trong mâm cúng đầy tháng cho bé

Nghi lễ trong cúng đầy tháng được xem là nghi thức trọng đại nhằm mục đích chào đón, giới thiệu sự ra đời của thành viên mới và thể hiện tấm lòng biết ơn đối với các vị Đại tiên đã nặn nên những đứa trẻ khỏe mạnh.

Hai nghi lễ quan trọng trong mâm cúng đầy tháng cho bé là nghi thức thắp nhang, khấn và nghi thức khai hoa. Sau khi đã bài trí đầy đủ lễ vật trên bàn cúng thì tiến hành nghi lễ thắp nhang, khấn. Nghi thức được thực hiện thông qua một người lớn tuổi trong gia đình.

Sau khi khấn xong người đại diện vái lạy 3 vái trước bàn thờ cúng và tạ lễ. Toàn bộ vàng mã, váy hoa đã cúng đều sẽ được đem đi hóa vàng. Các ba mẹ đừng quên giữ lại những đồ chơi đã cúng để lấy khước, mang lại những điều may mắn, tốt lành cho con yêu của mình nhé.

Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức lễ đầy tháng cho bé

Sau cùng, toàn bộ gia đình, họ hàng, bạn bè hãy cùng nhau thụ lộc, gửi tới bé những lời chúc tốt đẹp nhất và dành tặng cho bé những món quà mừng cho gia đình như: cái lắc tay, bộ quần áo mới cho bé, máy nghe nhạc có tải sẵn những bài hát ru, nhạc sáo bầu hay nhất…giúp bé ngủ ngon,  

Nghi thức khai hoa được xem là nghi thức quan trọng trong lễ cúng đầy tháng được diễn ra sau khi người lớn trong dòng họ thắp hương và xin phép. Đứa trẻ sẽ được đặt ở bàn cúng giữa, tiếp đến được bồng trên tay, dùng nhành hoa quơ qua miệng cùng những lời chúc tốt lành dành cho trẻ.

Nghi thức cúng bé đầy tháng dường như đã không còn xa lạ trong đời sống người Việt. Trong đó việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng là bước quan trọng để các bậc cha mẹ tổ chức lễ đầy tháng của bé diễn ra tốt đẹp.  

>> Xem thêm: 

Bật mí cách chọn sofa cho phòng khách hiện đại

Những cách phá két sắt khi khóa hỏng

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *